Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Trọn bộ quy định về phòng chống và xử lý tiền giả mới nhất

Dưới đây là những thông tin quan trọng liên quan đến tiền giả và tổng hợp các văn bản quy định về tiền giả mới nhất

1. Tiền giả là gì?

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 87/2023/NĐ-CP thì tiền giả được hiểu là:

Vật phẩm có một mặt hoặc hai mặt mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc là tiền Việt Nam bị thay đổi, cắt ghép, chỉnh sửa để tạo ra tờ tiền có mệnh giá khác so với nguyên gốc.

Trước đây, tại Thông tư 28/2013/TT-NHNN cũng định nghĩa về tiền giả như sau:

Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành.

Trọn bộ quy định về phòng chống và xử lý tiền giả mới nhất (Hình từ Internet)

2. Các hình phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam và phòng chống tiền giả

- Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình 2015:

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Tội che giấu tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định tại Điều 389 Bộ luật hình 2015 được sửa đổi bởi Khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017:

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 389 như sau:

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Tội không tố giác tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình 2015 được sửa đổi bởi Khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017:

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 390 như sau:

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Như vậy, đối với hành vi vi phạm quy định về tiền giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với 03 tội danh nêu trên.

3. Danh mục văn bản quy định về công tác phòng chống tiền giả

1

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Nghiêm cấm hành vi “làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả” là nội dung đáng chú ý quy định tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.

2

Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt đối với các tội liên quan đến tiền giả tại các Điều 207, Điều 389 và Điều 390. Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

3

Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 sửa đổi Khoản 1 Điều 389 và Khoản 1 Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 về tội che giấu tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; Tội không tố giác tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Luật số 12/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

4

Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam

Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định việc phát hiện, thu giữ, xử lý tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, tiền nghi hủy hoại trái pháp luật; phát hiện, thu giữ, xử lý tiền bị hủy hoại trái pháp luật; giám định tiền giả, tiền nghi giả; quản lý sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, chính thức áp dụng từ ngày 02/02/2024.

5

Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Người nào có hành vi phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, gấp 2 lần đối với tổ chức và bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm là nội dung trọng tâm quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 31/12/2019.

6

Nghị định 143/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP sửa đổi Điểm c Khoản 1 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Theo đó, phạt cảnh cáo đối với hành vi “Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền”. Nghị định 143/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

7

Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định việc thu giữ tiền giả; tạm thu giữ tiền nghi giả; giám định tiền giả, tiền nghi giả; đóng dấu tiền giả; đóng gói, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giả trong ngành ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 20/01/2014.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.198.37
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!