Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tổng hợp Văn bản hướng dẫn

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực từ ngày 01/07/2008. Dưới đây là danh sách văn bản hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa mà THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã tổng hợp được

1. Nội dung chính Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 gồm 7 Chương 72 Điều quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương 1: Những quy định chung

Chương 2: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Chương 3: Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng

Chương 4: Kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Chương 5: Giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Chương 6: Trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Chương 7: Điều khoản thi hành

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tổng hợp Văn bản hướng dẫn (Hình từ Internet)

2. Những hành vi bị cấm theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 

Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 các hành vi sau đây bị cấm:

- Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hóa đã bị Nhà nước cấm lưu thông.

- Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

-  Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng.

- Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng.

- Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người. 

- Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.

- Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với ng­ười, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.    

- Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sử dụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa đó.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

-  Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

3. Danh sách văn bản hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1

Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Nghị định 119/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2017. Chương II Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định chi tiết hành vi, hình thức phạt và mức phạt đối với từng hành vi cụ thể về vi phạm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2

Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Nghị định 74/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Khoản 7 Điều 1 Nghị định này quy định rõ 15 loại Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, bao gồm:
- Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
- Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
- Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
- Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
- Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;
- Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);
- Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập - tái xuất);
- Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;
- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
- Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật.

3

Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử

Nghị định 126/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Khoản 6 Điều 1 Nghị định này sửa đổi mức phạt, hình thức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi Vi phạm trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường.

4

Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định về kiểm tra chuyên ngành

Nghị định 154/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 09/11/2018. Nghị định 126/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Hồ sơ đề nghị miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu được sửa đổi theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP bao gồm: 

- Văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; số lượng, khối lượng nhập khẩu theo đăng ký; đơn vị tính.
- Bản sao kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp.
 

5

Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Nghị định 132/2008/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2009 hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải thưởng chất lượng quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

6

Thông tư 06/2009/TT-BKHCN hướng dẫn điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Thông tư 06/2009/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 04/10/2009. Điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định cụ thể tại Mục II Thông tư này.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.187.232
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!