Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Bảng lương giáo viên năm 2024: Tổng hợp văn bản hướng dẫn

Tiền lương của giáo viên được Bộ giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể trong các Thông tư hướng dẫn. Sau đây là các văn bản hướng dẫn Lương giáo viên.

1. Công thức tính lương giáo viên từ ngày 01/07/2024

Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở được làm căn cứ để tính các khoản sau:

+ Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP;

+ Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

+ Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định về cách tính mức lương của giáo viên như sau: Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Như vậy, từ ngày 01/07/2024, công thức tính lương giáo viên như sau: 

Tiền lương = 2.340.000 đồng x Hệ số lương

Lưu ý: tính lương dựa trên công thức nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp của viên chức giáo viên.

Danh sách văn bản hướng dẫn bảng lương giáo viên (Hình từ Internet)

2. Hệ số lương giáo viên các cấp hiện nay

Hệ số lương giáo viên các cấp được hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau: 

- Cấp mầm non: 

+ Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

+ Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

+ Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

(Xem chi tiết tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT)

- Cấp tiểu học:

+ Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

+ Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

+ Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

(Xem chi tiết tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT)

- Cấp trung học cơ sở:

+ Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

+ Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

+ Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.

(Xem chi tiết tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT)

- Cấp trung học cơ sở

+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

+ Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;

+ Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

(Xem chi tiết tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT)

3. Danh sách văn bản hướng dẫn lương giáo viên mới nhất

1

Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Nghị định 73/2024/NĐ-CP có hiệu lực vào 01/07/2024 quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với người hưởng lương, phụ cấp và chế độ tiền thưởng áp dụng đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Quy định nổi bật trong Nghị định là Mức lương cơ sở tại Điều 3, Chế độ tiền thưởng tại Điều 4. Trong đó, mức lương cơ sở là căn cứ để tính Lương giáo viên.

2

Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Nghị định 204/2004/NĐ-CP có hiệu lực vào 04/01/2005 quy định về chế độ tiền lương gồm: mức lương tối thiểu chung; các bảng lương; các chế độ phụ cấp lương; chế độ nâng bậc lương; chế độ trả lương; nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (lực lượng vũ trang gồm quân đội nhân dân và công an nhân dân).

Quy định đáng chú ý là Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương tại Điều 3, Các chế độ phụ cấp lương tại Điều 6, Chế độ nâng bậc lương tại Điều 7.

3

Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội và hội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Thông tư 07/2024/TT-BNV có hiệu lực vào 05/07/2024. Quy định nổi bật trong Thông tư là Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí tại Điều 3. Công thức tính lương giáo viên cũng được quy định cụ thể tại Điều này.

4

Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực vào 20/03/2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập. Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học, bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Cách xếp lương của giáo viên tiểu học được quy định chi tiết tại Điều 8. Các quy định nổi bật khác trong Thông tư là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của Giáo viên tiểu học hạng III tại Điều 3, Giáo viên tiểu học hạng II tại Điều 4, Giáo viên tiểu học hạng I tại Điều 5.

5

Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực vào 20/03/2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập. Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học cơ sở, bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc trong các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Cách xếp lương của giáo viên trung học cơ sở được quy định chi tiết tại Điều 8. Các quy định nổi bật khác trong Thông tư là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của Giáo viên trung học cơ sở hạng III tại Điều 3, Giáo viên trung học cơ sở hạng II tại Điều 4, Giáo viên trung học cơ sở hạng I tại Điều 5.

6

Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực vào 20/03/2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập. Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học phổ thông, bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc trong các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Cách xếp lương của giáo viên trung học phổ thông được quy định chi tiết tại Điều 8. Các quy định nổi bật khác trong Thông tư là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của Giáo viên trung học phổ thông hạng III tại Điều 3, Giáo viên trung học phổ thông hạng II tại Điều 4, Giáo viên trung học phổ thông hạng I tại Điều 5.

7

Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực vào 20/03/2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục mầm non, bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Cách xếp lương của giáo viên mầm non được quy định chi tiết tại Điều 8. Các quy định nổi bật khác trong Thông tư là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của Giáo viên mầm non hạng III tại Điều 3, Giáo viên mầm non hạng II tại Điều 4, Giáo viên mầm non hạng I tại Điều 5.

8

Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực vào 30/05/2023. Quy định nổi bật trong Thông tư là bổ sung Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tại Khoản 1 Điều 1, Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học tại Khoản 1 Điều 2, Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở tại Khoản 1 Điều 3, Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông tại Khoản 1 Điều 4.

9

Quyết định 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 244/2005/QĐ-TTG có hiệu lực vào 30/10/2005 quy định chế độ ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Quy định nổi bật là Mức phụ cấp và cách tính tại Điều 2.

10

Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính cùng ban hành

Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có hiệu lực vào 24/02/2016. Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật); Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm; Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền đều thuộc đối tượng áp dụng theo Thông tư liên tịch này.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.101.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!